Ngoại trưởng Tòa Thánh Vatican thăm Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đang được đại trùng tu
Năm 2020, Chính phủ Trung Quốc từng đặt mục tiêu ô tô điện sẽ chiếm 50% doanh số bán ô tô mới vào năm 2035. Tuy nhiên, vối tốc độ tăng trưởng thần tốc trong những năm gần đây, Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu này sớm hơn dự kiến.Với thế mạnh trong cuộc đua điện hóa ô tô cùng sự đón nhận từ người tiêu dùng trong nước, thị trường ô tô lớn nhất thế giới đang dần thay đổi khi doanh số bán ô tô điện, ô tô hybrid và xe hybrid cắm sạc đang tăng trưởng nhanh và dần phá vỡ sự thống trị của xe đốt trong chạy bằng xăng, dầu.Theo dự báo từ các công ty đầu tư như UBS, HSBC, Morningstar và Wood Mackenzie, doanh số bán ô tô điện tại Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 12 triệu xe vào năm 2024, tăng 20% so với năm 2023. Trong khi đó, doanh số bán ô tô động cơ đốt trong (ICE) dự kiến sẽ giảm 10%, xuống dưới 11 triệu xe.Nếu cục diện này vẫn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới, thị trường ô tô lớn nhất thế giới sẽ sớm đạt được mục tiêu, đồng thời cho thấy quá trình chuyển đổi sang xe năng lượng sạch ở Trung Quốc đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với thị trường Mỹ cũng như khu vực châu Âu.Vào năm 2020, Chính phủ Trung Quốc từng đặt mục tiêu ô tô điện sẽ chiếm 50% doanh số bán ô tô mới vào năm 2035. Tuy nhiên, với tốc độ này, Trung Quốc sẽ vượt qua cột mốc đó sớm hơn khoảng một thập kỷ.Theo thời báo tài chính - Financial Times dự báo, khi điểm giao nhau đạt được vào năm tới, tiêu thụ ô tô điện tại Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng vọt và có thể vượt mức 18 triệu xe bán ra vào năm 2034. Trong khi đó, doanh số bán các mẫu xe ICE sẽ theo quỹ đạo đi xuống và đến năm 2034 có thể giảm xuống mức thấp nhất khoảng 2,93 triệu.Vào năm 2025, dự kiến sẽ có nhiều xe hybrid cắm sạc Plug-in hybrid (PHEV) được bán ra thị trường Trung Quốc và doanh số dòng xe này có thể tăng trưởng đều đặn lên mức đỉnh điểm 6,05 triệu xe vào năm 2033. Trong khi ô tô hybrid truyền thống có thể dao động trong khoảng từ 730.000 đến 1 triệu chiếc trong khoảng 10 năm tới.Tuy nhiên, khi doanh số bán ô tô điện được dự đoán sẽ tăng mạnh trong tương lai, sự cạnh tranh theo đó sẽ ngày càng gay gắt và có thể sẽ đẩy nhiều thương hiệu xe điện ra khỏi cuộc đua.Ông Yuqian Ding, chuyên gia phân tích thị trường của HSBC cho biết: "Ngành ô tô điện Trung Quốc rõ ràng đang phát triển mạnh mẽ, nhưng nó cũng đang phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng chậm lại đối với một số mẫu mã, thương hiệu do tình trạng cung vượt cầu, cạnh tranh gay gắt và cuộc chiến giá cả. Về dài hạn là rõ ràng, các nhà sản xuất có thế mạnh sẽ dần lấn át các thương hiệu không có đủ năng lực cạnh tranh".Ngoài ra, sự chuyển dịch mạnh mẽ của thị trường ô tô Trung Quốc sang xe điện cũng có nghĩa là các nhà máy hiện tại đang sản xuất hàng triệu xe ICE sẽ bị thu hẹp thị trường. Các thương hiệu nước ngoài cũng sẽ cảm thấy khó khăn. Vào năm 2024, thị phần ô tô của các thương hiệu ngoài Trung Quốc đã giảm xuống chỉ còn 37%, so với 64% vào năm 2020.Điều này cho thấy rõ thực tế, khách hàng mua ô tô ở Trung Quốc ngày càng ưa chuộng xe nội địa, khiến các nhà sản xuất ô tô từ Đức, Nhật Bản và Mỹ đang đối diện nguy cơ lao dốc về doanh số tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới.Hàng rào bảo vệ da là gì? Làm thế nào bảo vệ trước ô nhiễm môi trường?
Với phương châm "Nếu khó khăn bạn cứ lấy đủ dùng - Nếu bạn ổn xin nhường cho người khác", Liên chi đoàn Tiểu đoàn 43 mong muốn "Gian hàng 0 đồng" sẽ trở thành nơi trao gửi, san sẻ yêu thương, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho những hoàn cảnh còn khó khăn. Những người lính trẻ cũng mong muốn từ hành động, việc làm thiết thực đó đã góp phần củng cố, tăng cường tình đoàn kết quân - dân, phát huy hình ảnh cao đẹp "Bộ đội Cụ Hồ" thời kỳ mới.
Thi công kéo dài làm khổ dân
Honda ADV 160 có giá bán cao hơn Honda Vario 160
Mạng xã hội mới đây xôn xao khi xuất hiện một đoạn video, ghi lại tình huống giao thông khiến nhiều người bức xúc, khi một tài xế lái ô tô lấn làn, vượt ẩu tại khúc cua khuất tầm nhìn, suýt gây tai nạn đối đầu với nhiều ô tô và xe máy di chuyển ngược hướng.Vụ việc xảy ra vào khoảng 10 giờ 40 phút ngày 26.2.2025, được xác định trên Quốc lộ 1 đoạn qua địa phận tỉnh Lạng Sơn.Theo hình ảnh từ camera hành trình gắn trên một ô tô cùng lưu thông ghi lại được, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên Quốc lộ 1. Khi đến một đoạn đường cong, tài xế một phen "hú vía" khi phát hiện phía trước xuất hiện một ô tô khác loại 7 chỗ màu đen đang vượt ẩu, lấn hẳn sang làn đường đối diện để vượt lên.Đúng lúc này, ở hướng ngược lại lúc này ngoài ô tô gắn camera hành còn có mốt số phương tiện khác đang di chuyển. Trong khi đoạn đường đèo lại nhỏ hẹp và quanh co khuất tầm nhìn. Thế nhưng tài xế lái xe vẫn bất chấp nguy hiểm cho xe chạy ngược chiều. Thậm chí còn không chịu giảm tốc độ nhường đường cho các xe đi đúng luật.Tình huống lái xe kiểu "tự sát" khiến ô tô gắn camera hành trình và các xe máy cùng hướng phải vội vàng lách sát vào lề đường để tránh. May mắn, vụ việc không dẫn đến tai nạn nguy hiểm kiểu đối đầu.Mặc dù vậy, trên mạng xã hội, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau khi được đăng tải ở các diễn đàn, hội nhóm đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng. Đa phần người xem đều tỏ ra hết sức phẫn nộ trước hành vi lái xe cẩu thả, bất chấp nguy hiểm và xem thường luật của tài xế ô tô 7 chỗ.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng đề nghị cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, truy tìm và xử phạt nghiêm với trường hợp vi phạm nói trên.Ô tô vượt ẩu xử phạt ra sao?Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đổi với loại phương tiện đang điều khiển); không có tín hiệu trước khi vượt hoặc có tín hiệu vượt xe nhưng không sử dụng trong suốt quá trình vượt xe; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép (Điểm a Khoản 5 Điều 6). Ngoài ra, người vi phạm còn bị trừ 2 điểm Giấy phép lái xe.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm nói trên dẫn đến tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 20 - 22 triệu đồng, trừ 10 điểm Giấy phép lái xe.
Hà Nhi lần đầu thực hiện tour diễn xuyên Việt
Tờ New York Post ngày 26.1 dẫn lời Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đang cân nhắc khả năng tái gia nhập Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ vài ngày sau khi ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi tổ chức quốc tế này."Có lẽ chúng ta sẽ cân nhắc làm lại, tôi không biết, họ phải dọn dẹp một chút", vị tổng thống phát biểu tại một sự kiện ở Circa Resort & Casino ở Las Vegas (bang Nevada) hôm 25.1.Ông Trump đã đưa ra ý tưởng trên trong khi than thở về việc Mỹ chi trả nhiều hơn mức cần thiết cho nhóm 194 quốc gia này. Ông so sánh số tiền 500 triệu USD mà Mỹ đã đóng góp với khoản đóng góp 39 triệu USD của Trung Quốc, quốc gia có đến 1,4 tỉ dân.Từ lâu, ông đã chỉ trích tổ chức này vì điều mà ông gọi là "thất bại trong việc áp dụng các cải cách cấp thiết" và mô tả đóng góp tài chính của Mỹ là "gánh nặng".Vào năm cuối cùng của nhiệm kỳ đầu tiên, ông bắt đầu thực hiện các bước để rút Mỹ khỏi WHO. Tuy nhiên, sau khi ông Trump thất cử, cựu Tổng thống Biden đã chặn nỗ lực này ngay trong ngày đầu nhậm chức.Ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ 2, ông Trump lập tức ký sắc lệnh hành pháp chỉ đạo Mỹ rút khỏi WHO. Phát biểu tại Nhà Trắng vài giờ sau lễ nhậm chức, ông Trump cho biết Mỹ đã chi cho cơ quan này của Liên Hiệp Quốc nhiều hơn so với Trung Quốc và nói thêm rằng "Tổ chức Y tế thế giới đã bòn rút nước Mỹ".Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất cho WHO, tổ chức có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ), cung cấp hỗ trợ tài chính đáng kể và đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của WHO.Trong sắc lệnh, ông Trump chỉ đạo các cơ quan "tạm dừng chuyển bất kỳ khoản tiền, hỗ trợ hoặc nguồn lực nào của chính phủ Mỹ cho WHO" và "xác định các đối tác đáng tin cậy và minh bạch của Mỹ và quốc tế để đảm nhận các hoạt động cần thiết mà WHO đã thực hiện trước đây".